Tổng cộng:
Cây nha đam và 8 tác dụng chữa bệnh thú vị ít người biết
Cây nha đam hay còn gọi là cây lô hội, lao vỹ, la hội,…có nguồn gốc tư Trung Cận Đông, và phát triển mạnh ở các nước nhiệt đới. Có tên khoa học là Aloe vera L. var chinenis (Haw) Berger, thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae).
Mô tả
Là cây thân ngắn, sống lâu năm, lá to, mọng, dày, mọc sát thân, không có cuống. Màu xanh bóng, có hình lưỡi giáo, phần gốc mọc chụm và mở dần ra về phía trên. Mép lá dày, có hình răng cưa thô như gai nhọn.
Hoa mọc thành chùm, cành hoa dài 1m, lúc mới mọc thì thẳng đứng nhưng dần sẽ rủ xuống. Hoa dạng ống, màu đỏ hoặc vàng tùy giống cây, kết dính với nhau tạo thành hình giống pháo hoa nở. Quả có màu xanh và khi chín chuyển thành màu vàng, nang hình bầu dục.
Cây thường nở hoa vào mùa hè, lá dùng quanh năm, cây dễ trồng và ít phải chăm sóc nhiều.
Thành phần của cây
Cây nha đam có 2 phần là nhựa và gel nha đam. Gel là phần thịt có màu trắng trong suốt sau khi gọt bỏ lớp vỏ ngoài, chứa khoảng 90% nước và một số vitamin như vitamin A, B, C và E. Còn nhựa được tiết ra từ từ dưới vỏ cây.
Trong đông y, nha đam có vị ngọt nhạt, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và chữa một số bệnh như viêm loét dạ dày, viêm gan, viêm xương khớp.
Tác dụng của cây
Giải độc, thanh nhiệt cơ thể: hàm lượng nước và khoáng tự nhiên trong cây cao nên là thức uống rất tốt vào mùa hè. Sự kết hợp giữa đậu xanh và nha đam là món chè tuyệt vời giúp thải độc tố trong cơ thể, làm đẹp da,..
Chăm sóc mắt: dịch chiết ra từ trong lá nha đam làm dịu mắt, giảm thầm quâng mắt, sưng mắt,… Dùng phần thịt của lá nha đam đắp trực tiếp lên mắt trước khi ngủ để chống mệt mỏi cho vùng mắt.
Kháng khuẩn: gel nha đam có tính sát khuẩn cao và khả năng gây tê tốt, thương dùng làm dịu các vết thương do bỏng nhẹ, bị côn trùng cắn hoặc dùng để bào chế thuốc tây dược chữa eczema hay bệnh về da.
Làm đẹp da: nha đam được áp dụng trong rất nhiều sản phẩm làm đẹp, là thành phần tự nhiên luôn được ưu tiên hàng đầu. Hoặc có thể trực tiếp dùng gel nha đam tươi đắp lên mặt để làm săn chắc da, cấp ẩm và thu nhỏ lỗ chân lông da.
Tốt cho hệ tiêu hóa: táo bón, viêm ruột hay rối loạn tiêu hóa có thể uống nước ép tươi từ gel lô hội, cách vài giờ uống 1 thìa canh. Hoặc dùng nha đam hầm cùng xương để ăn trong bữa ăn cùng cơm.
Điều hòa kinh nguyệt: lấy gel nha đam cho nấu cùng nước và một chút đường tạo thành siro, uống trước khi kỳ kinh nguyệt đến vừa có tác dụng điều hòa vừa giảm cảm giác khó chịu trong kỳ.
Chữa bệnh xơ gan cổ trướng: ép nước nha đam rồi pha thêm chút mật ong để uống, mỗi lần khoảng 20ml, ngày 3 lần.
Ngăn ngừa một số bệnh ung thư: khi kết hợp nha đam cùng một số vị thuốc khác sẽ hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng, u não, trị bạch huyết,… Tìm hiểu thêm một số bài thuốc cụ thể chữa bệnh bằng nha đam tại đây http://caythuocdangian.com/cay-lo-hoi
Lưu ý
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng nha đam do có một số nghiên cứu chỉ ran ha đam có khả năng gây sảy thai hoặc dị tật cho trẻ.
Những người đang dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường nên hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi dùng do nha đam làm giảm mức đường huyết.
Người bị bệnh trĩ cũng không nên dùng nha đam, do có lẫn nhựa sẽ kích thích đại tràng khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Do có một số hợp chất trong nhựa cây nếu dùng quá nhiều sẽ tích tụ ở thận gây suy thận nên những người thận yếu hay mắc các bệnh về thận nên cẩn trọng khi dùng.
Trên đây là một số tác dụng của cây nha đam, bạn đọc cũng có thể tìm hiểu nhiều hơn về một số cây thuốc dân gian khác tại website https://caythuocdangian.com là một chuyên trang về cây thuốc rất uy tín.